logo sói già phố wall
/
Trang chủ Học tập Cách vẽ hình chiếu cạnh, hình chiếu đứng và hình chiếu bằng

Cách vẽ hình chiếu cạnh, hình chiếu đứng và hình chiếu bằng

bởi sgphowall1@
Cách vẽ hình chiếu cạnh, hình chiếu đứng và hình chiếu bằng

Vẽ hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh và hình chiếu bằng là một trong những kỹ năng thiết yếu của bộ môn vẽ kỹ thuật. Nếu bạn lần đầu tiếp cận với bộ môn nay và cảm thấy có chút rắc rối, vậy thì bài viết này chính là “cứu tinh” của bạn!

Tầm quan trọng của phương pháp vẽ hình chiếu trong bộ môn vẽ kỹ thuật

Vai trò của bản vẽ kỹ thuật gắn liền với sự phát triển thần tốc của các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp xây dựng, công nghiệp cơ khí, lắp ráp. Tất cả các công trình, máy móc thiết bị từ nhỏ tới lớn, trước khi được thi công hoặc chế tạo đều được các kiến trúc sư, kỹ sư tính toán trước, sau đó mô tả bằng các bản vẽ kỹ thuật. 

Hiểu rõ tầm quan trọng của vẽ kỹ thuật trong xu thế công nghiệp hóa hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa phân môn vẽ hình chiếu cơ bản vào chương trình giảng dạy chính thức môn Công nghệ lớp 8. Tuy nhiên do một số hạn chế như thiếu giáo cụ trực quan để giảng dạy, thời gian cho mỗi tiết học không nhiều, nên việc dạy và học phân môn này chưa mang lại hiệu quả cao. Vẽ kỹ thuật đòi hỏi khả năng tưởng tượng không gian đa chiều. Do vậy nếu không được quan sát và thực hành thường xuyên, thì việc vẽ thành thạo hình chiếu đối với học sinh THCS là hết sức khó khăn. 

Cách vẽ hình chiếu cạnh, hình chiếu đứng và hình chiếu bằng

Một bản vẽ kỹ thuật phải biểu diễn được vật thể ở các hướng khác nhau để cho ra hình dung về vật thể đó một cách hoàn chỉnh nhất. Có nhiều loại hình chiếu, tuy nhiên khi biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật chủ yếu sử dụng hình chiếu cạnh, hình chiếu đứng và hình chiếu bằng. 

  • Hình chiếu đứng (hay hình chiếu chính): là hình chiếu nhìn từ phía trước (phía chính diện) của vật thể.
  • Hình chiếu bằng: là hình chiếu nhìn từ trên xuống.
  • Hình chiếu cạnh: là hình chiếu nhìn từ bên trái (hoặc bên phải).

Bài viết này hướng dẫn vẽ hình chiếu cạnh từ góc nhìn bên trái vật thể nhằm thống nhất với môn Công nghệ của chương trình giáo dục phổ thông.

Dụng cụ cần chuẩn bị

  • Thước kẻ, ê-ke (có đơn vị đo), compa, bút chì, tẩy
  • Giấy A4 (hoặc giấy có dòng kẻ, vở viết… bất kể loại giấy nào bạn có)
  • Vật thể mẫu
  • Dĩ nhiên không thể thiếu một đôi mắt tinh tường và khả năng tưởng tượng phong phú của bạn!

Các bước

Bước 1: Quan sát chi tiết vật thể và xác định hướng quan sát nào tương ứng với loại hình chiếu nào. 

Cách vẽ hình chiếu cạnh, hình chiếu đứng và hình chiếu bằng

Bước 2: Chọn tỉ lệ thích hợp với khổ giấy mà bạn đang có. Bố trí trên khổ giấy vị trí cho các hình chiếu sao cho chúng cân đối với nhau theo thứ tự: hình chiếu cạnh trước tiên, hình chiếu đứng nằm bên phải hình chiếu cạnh, hình chiếu bằng ở phía dưới hình chiếu đứng. 

Tiếp theo, vẽ các hình chữ nhật bao ngoài các hình chiếu bằng nét liền mảnh.

Cách vẽ hình chiếu cạnh, hình chiếu đứng và hình chiếu bằng

Bước 3: Lần lượt vẽ từng phần của vật thể. Nhớ dùng thước kẻ dóng để đảm bảo giữ nguyên tỉ lệ giữa các hình chiếu với nhau.

  • Vẽ khối chữ L (của hình chiếu cạnh)

Cách vẽ hình chiếu cạnh, hình chiếu đứng và hình chiếu bằng

  • Vẽ rãnh hình hộp chữ nhật

Cách vẽ hình chiếu cạnh, hình chiếu đứng và hình chiếu bằng

  • Vẽ lỗ trụ tròn

Cách vẽ hình chiếu cạnh, hình chiếu đứng và hình chiếu bằng

Bước 4: Tô đậm các nét mô tả phần mà bạn nhìn thấy ở vật thể trên mỗi hình chiếu. Dùng nét đứt mô tả phần bị che khuất và các đường bao khuất.

Cách vẽ hình chiếu cạnh, hình chiếu đứng và hình chiếu bằng

Bước 5: Biểu diễn các kích thước của hình chiếu.

Cách vẽ hình chiếu cạnh, hình chiếu đứng và hình chiếu bằng

Bước 6: Hoàn thiện bản vẽ bằng cách kẻ khung và kẻ bảng tên sao cho trông chuyên nghiệp như kỹ sư thực thụ nhé!

Cách vẽ hình chiếu cạnh, hình chiếu đứng và hình chiếu bằng

Một số bài luyện tập vẽ hình chiếu cạnh, hình chiếu đứng và hình chiếu bằng có đáp án

1. Giá chữ V

Cách vẽ hình chiếu cạnh, hình chiếu đứng và hình chiếu bằng2. Tấm trượt dọc

Cách vẽ hình chiếu cạnh, hình chiếu đứng và hình chiếu bằng3. Tấm trượt ngang

Cách vẽ hình chiếu cạnh, hình chiếu đứng và hình chiếu bằng

Tạm kết 

Điều cốt yếu trong môn vẽ kỹ thuật chính là khả năng quan sát của bạn. Khi bạn đã nắm chắc cách vẽ với 6 bước nêu trên, bạn chỉ cần chú ý quan sát và luyện tập một chút là có thể vẽ hình chiếu cạnh, hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của bất kỳ vật thể mẫu nào. 

You may also like

Để lại bình luận