Trong cuộc sống từ xưa đến nay không thể nào thiếu đi quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa. Cuộc sống ngày càng phát triển dẫn ngày càng có nhiều quy trình, thủ tục trong kinh doanh, cụ thể là xuất hóa đơn bán hàng. Đặc biệt, trong thực tế hiện nay không phải mua hàng hóa nào cũng xuất được hóa đơn VAT, chính vì vậy nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi nhận hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn, không biết phải xử lý ra sao. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cùng bạn giải đáp rõ những thắc mắc về hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn đồng nhé.
Hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn có được tính vào phần chi phí hợp lý hay không?
Theo quy định, những khoản chi không đúng với thực tế và không đảm bảo tính hợp pháp sẽ không được tính vào chi phí hợp lý để sau này làm giảm trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. Các trường hợp sử dụng hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn không nằm trong diện được xét chi phí hợp lý bao gồm những hóa đơn lẻ là do chính doanh nghiệp tự in, tự thiết kế, điền nội dung hoặc đi in tại các cơ sở mua bán hóa đơn khác sẽ không được chấp nhận.
Như vậy, nếu doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp so với tổng kết hóa đơn bán lẻ không hợp lệ thì doanh nghiệp đó sẽ phải trừ phần chi phí này ra trong tờ khai quyết toán.
Những trường hợp nào không cần lập hóa đơn?
Một số trường hợp các doanh nghiệp cần lưu ý khi mua hàng sẽ không cần hóa đơn mà chỉ cần lập bảng kê như sau:
- Hàng hóa mà người nông dân trực tiếp lao động, sản xuất tạo ra như hàng nông sản, thủy sản, hải sản…
- Mua bán những mặt hàng do các hộ gia đình tự sản xuất và bán ra thị trường như nguyên vật liệu đất, đá, gạch, sỏi, cát…
- Các mặt hàng được người lao động trực tiếp thu gom, nhặt nhạnh được như phế liệu, giấy vụn…
- Các mặt hàng thủ công hoặc nguyên vật liệu do người dân tự sản xuất ra như sản phẩm làm từ rơm, mây, tre, cói…
- Các loại đồ dùng, tài sản hoặc dịch vụ được bày bán của các hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh
- Các loại hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân, hộ gia đình kinh doanh nhưng có doanh thu thấp dưới 100 triệu đồng/năm
Để được xét duyệt vào một trong những trường hợp không cần lập hóa đơn, các cá nhân hoặc hộ gia đình cần chuẩn bị hồ sơ lập bảng kê đầy đủ như sau:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa
- Biên bản bàn giao các loại hàng hóa chi tiết
- Các loại chứng từ thanh toán (có thể là sao kê ngân hàng hoặc tiền mặt)
- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của người bán hàng hoặc chủ hộ kinh doanh
- Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn VAT
- Bản cam kết của cá nhân, hộ kinh doanh về mặt hàng buôn bán có xác nhận của địa phương
Hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn có cần phải xuất hóa đơn không?
Quy định về xuất hóa đơn đối với hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn dựa theo từng thời điểm. Hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn đối với loại hóa đơn giấy sẽ phải xuất hóa đơn nếu trước ngày 1/11/2020, dù cho người mua hàng không có nhu cầu lập hóa đơn hoặc không muốn lấy hóa đơn thì người bán vẫn phải lập hóa đơn và bảng kê. Còn với hóa đơn điện tử, khi người bán cung ứng hàng hóa, dịch vụ có giá trị trên 200 nghìn mỗi lần mà người mua yêu cầu lấy hóa đơn thì bắt buộc phải lập hóa đơn. Nếu như người mua không yêu cầu lập hóa đơn hoặc không muốn lấy hóa đơn thì quy trình tương tự như với hóa đơn giấy.
Kể từ sau ngày 1/11/2020, theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP, mỗi lần cung ứng dịch vụ người bán sẽ phải lập hóa đơn điện tử không quy định giá trị từng lần bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ. Như vậy, các cá nhân hoặc doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh khi bán hàng đều phải lập hóa đơn điện tử; nếu như người mua không lấy hóa đơn thì dữ liệu đó vẫn kết nối được với cơ quan thuế.
Điều gì xảy ra khi làm sai quy định về việc lập hóa đơn?
Theo khoản 5, điều 1 của Thông tư 176/2016/TT-BTC có ghi rõ:
- Phạt tiền từ 10.000.000 – 20.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức không lập hóa đơn khi cung ứng hàng hóa, dịch vụ có giá trị lớn hơn 200.000 đồng cho người mua. Đồng thời bên cung ứng cần lập hóa đơn theo đúng quy định và giao đến cho người mua hàng.
- Những hành vi vi phạm quy định lập hóa đơn lần thứ hai sẽ phạt tiền một lần tính trên giá trị thuế
- Những hành vi vi phạm lần đầu có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần hai có tình tiết giảm nhẹ sẽ phải chịu mức phạt tiền 1,5 lần tính trên giá trị thuế
- Những hành vi vi phạm lần thứ hai không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần ba có tình tiết giảm nhẹ sẽ phải chịu mức phạt gấp đôi tính trên giá trị thuế
- Hành vi vi phạm lần thứ hai có tình tiết tăng nặng hoặc lần ba không có tình tiết giảm nhẹ sẽ phải chịu mức phạt gấp 2,5 lần số thuế trốn
- Hành vi vi phạm lần thứ hai trở lên có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ 4 trở đi sẽ phạt tiền gấp 3 lần tính trên số tiền thuế trốn.
Việc hiểu và nắm rõ những quy định về hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn giúp bạn tránh được những rủi ro và mức phạt trong quá trình kinh doanh. Hy vọng rằng bài viết này của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn.