logo sói già phố wall
/
Trang chủ Blog Tài Chính Lưu ngay mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo luật đầu tư công chuẩn xác nhất hiện nay

Lưu ngay mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo luật đầu tư công chuẩn xác nhất hiện nay

bởi sgphowall1@
Lưu ngay mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo luật đầu tư công chuẩn xác nhất hiện nay

Nếu làm trong các ngành nghề khối cơ quan nhà nước, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến kế toán – văn thư thì không ít lần bạn phải thực hiện các bản báo cáo cho lĩnh vực đầu tư công mà vẫn cảm thấy bối rối và chưa tự tin về độ chuẩn xác. Hãy để tôi gợi ý cho bạn mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo luật đầu tư công đầy đủ nhất nhé!

Cơ sở pháp luật của mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo luật đầu tư công

Khi tiến hành lập báo cáo này, bạn bắt buộc phải bám sát các điều khoản, quy định trong Luật đầu tư công số 39/2019/QH14. Trong đó đã quy định rõ khái niệm báo cáo trong đầu tư công, đặc điểm của các dự án đầu tư công và cách phân loại các dự án cấp B,C.

Lưu ngay mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo luật đầu tư công chuẩn xác nhất hiện nay

Các loại báo cáo:

  • Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư: bao gồm những nghiên cứu và kết quả ban đầu về tính cần thiết, độ ứng dụng thực tế, mức độ sử dụng, nguồn kinh phí đầu tư dành cho các dự án thuộc cấp B hoặc cấp C – tạo căn cứ để quyết định chủ trương đầu tư
  • Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi: nội dung tương tự với báo cáo đề xuất phía trên, nhưng là áp dụng cho dự án nhóm A
  • Báo cáo nghiên cứu khả thi: nội dung đi chi tiết hơn về tính cấp thiết, tính ứng dụng cũng như khả năng sử dụng của một dự án, căn cứ để quyết định đầu tư hay không

Các loại vốn theo quy định:

  • Vốn đầu tư công: nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước hoặc của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
  • Vốn ngân sách trung ương/ vốn ngân sách địa phương: dùng để chi cho mục đích phát triển thuộc cấp trung ương/địa phương
  • Vốn ngân sách trung ương có bổ sung cho địa phương: kinh phí xuất phát từ cấp trung ương nhưng sử dụng cho địa phương trong một số dự án nhất định được cơ quan thẩm quyền phê duyệt

Tiêu chí phân loại dự án:

Ngoài các dự án nhóm A thuộc dạng đặc biệt quan trọng ra, nắm được tiêu chí phân loại dự án B và C sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lập báo cáo  đề xuất chủ trương đầu tư.

Loại hình dự án Tổng mức đầu tư dự án B Tổng mức đầu tư dự án C
Giao thông, công nghiệp điện, khai thác, hóa dầu, luyện kim, xây nhà… 120 tỷ – ít hơn 2300 tỷ đồng dưới 120 tỷ
Thủy lợi, kỹ thuật điện, thiết bị thông tin, hóa dược, sản xuất vật liệu, bưu chính… 80 tỷ – không vượt quá 1500 tỷ đồng thấp hơn 80 tỷ
Nông – lâm – thủy sản, vườn quốc gia, hạ tầng khu đô thị, .. 60 tỷ – dưới 1000 tỷ đồng không quá 60 tỷ
Y tế, giáo dục, du lịch, thể thao, xây dựng dân dụng… 45 tỷ – không nhiều hơn 800 tỷ đồng không nhiều hơn 45 tỷ

Như vậy, tiêu chi phân loại dự án B, C chủ yếu dựa trên tổng mức đầu tư được cơ quan chức năng phê duyệt.

Nội dung Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo luật đầu tư công

Phần đầu: tiêu đề – biểu ngữ – tên văn bản

Phần này chắc chắn phải có để đảm bảo chuẩn xác về trình bày cũng như tính hợp pháp của báo cáo.

Tên văn bản: Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư chương trình/dự án

Phần 2: Nơi nhận và các cơ sở pháp lý liên quan:

  • Nơi nhận là cơ quan có đủ thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án.
  • Các điều luật có tính pháp lý với báo cáo: luật đầu tư, luật xây dựng, luật đất đai, luật đấu thầu , một vài nghị định và thông tư liên quan sát sườn, phụ thuộc vào lĩnh vực của dự án

Lưu ngay mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo luật đầu tư công chuẩn xác nhất hiện nay

Phần 3: Các thông tin cơ bản

  • Tên dự án: ngắn gọn và cơ bản nhất, không mang tính mô tả
  • Nhóm dự án: phân loại theo gợi ý phía trên
  • Cấp quyết định chủ trương đầu tư và đầu tư dự án: tỉnh, trung ương hay địa phương
  • Tên chủ đầu tư và tên đơn vị sử dụng: nêu đích danh đơn vị trực tiếp làm và dùng công trình
  • Địa điểm thực hiện: càng chi tiết, càng cụ thể càng tốt bởi nó liên quan đến vấn đề đất đai và diện tích dự án

Phần 4: thông tin về dự án

  • Dự kiến tổng mức đầu tư: ghi cả bằng số và chữ tổng số tiền
  • Nguồn đầu tư: ngân sách địa phương hay trung ương, cụ thể là cấp nào
  • Tiến độ thực hiện: chỉ cần ghi năm bắt đầu và năm hoàn thành
  • Hình thức đầu tư: tư nhân hay nhà nước hay phối kết hợp
  • Hình thức quản lý: do chủ đầu tư trực tiếp quản lý hay thuê thêm bên thứ 3

Phần 5: Nội dung báo cáo về dự án:

  • Tính cấp thiết phải tiến hành dự án
  • Đánh giá tác động dự án đến các yếu tố kinh tế – xã hội – môi trường…
  • Mục tiêu cụ thể, phạm vi và quy mô tổng thể
  • Nguồn vốn dự kiến và phân chia từng giai đoạn ra sao
  • Tiến độ tiến hành như thế nào, phương thức hoàn thành từng hạng mục
  • Dự trù kinh phí cho từng khoản: tư vấn, thiết kế, xây dựng, nghiệm thu…
  • Đề xuất giải pháp thực hiện, tiến hành sao cho thực tế và hiệu quả.

Lưu ngay mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo luật đầu tư công chuẩn xác nhất hiện nay

Như vậy, mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo luật đầu tư công luôn sẵn có và bạn có thể tìm thấy ở bất cứ đâu. Nhưng từ mẫu mà cho ra đời một bản báo cáo vừa đúng vừa đủ lại ngắn gọn thì bắt buộc bạn phải tìm hiểu cặn kẽ từng chi tiết nhỏ và tổng thể chung của dự án muốn đầu tư. Đừng bỏ qua những điều gợi ý phía trên nhé!

You may also like

Để lại bình luận