Vốn ngân sách Nhà nước là gì? Đây là thắc mắc chung của bất kỳ ai có nhu cầu quan tâm đến lĩnh vực tài chính. Là một trong những nguồn vốn quan trọng, được tính dựa trên các khoản thu và chi của Nhà nước từ trung ương đến địa phương. Bài viết dưới đây sẽ chia se những thông tin hữu ích về vấn đề trên.
Giải đáp câu hỏi: vốn ngân sách Nhà nước là gì?
Trước khi đi sâu tìm hiểu khái niệm vốn ngân sách Nhà nước, bạn cần hiểu thế nào là vốn doanh nghiệp? Đây là yếu tố đầu vào cơ bản có tác dụng trong việc phục vụ hoạt động kinh doanh và mua bán của doanh nghiệp. Lượng tiền này được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, đảm bảo cho quá trình đầu tư sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai. Như vậy, vốn doanh nghiệp được biểu hiện thông qua những tài sản, vật tư mà chủ doanh nghiệp đầu tư để sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Để trả lời cho thắc mắc vốn ngân sách nhà nước là gì, bạn cần căn cứ theo quy định hiện hành của luật và các kiến thức tài chính thông dụng hiện nay. Theo đó, hiểu một cách đơn giản, vốn ngân sách Nhà nước bao gồm tất cả các khoản thu và chi của Nhà nước trải dài từ trung ương đến địa phương. Bạn có thể tham khảo định nghĩa đầy đủ tại Khoản 44 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 hoặc Luật Ngân sách Nhà nước hiện hành.
Nguồn vốn này chịu sự quản lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chỉ được áp dụng chi tiêu trong vòng một năm tài chính. Mục đích chi nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong công tác đảm bảo an sinh, xã hội và các mặt khác trong đời sống của người dân.
Nguồn vốn ngân sách Nhà nước được huy động chủ yếu từ các nguồn như thuế, phí, lệ phí, viện trợ từ trong nước và nước ngoài, bán tài sản quốc gia, phát hành tiền và sự đóng góp tự nguyện từ các cá nhân, tổ chức.
Từ những phân tích trên, có thể nhận thấy vốn doanh nghiệp và vốn ngân sách Nhà nước là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hai yếu tố chính giúp bạn phân biệt hai loại vốn này bao gồm: nguồn gốc và mục đích sử dụng. Theo đó trong quá trình áp dụng pháp luật trên thực tiễn, bạn cần hiểu rõ bản chất khái niệm để thực thi chính xác.
Tìm hiểu các loại vốn Nhà nước ngoài ngân sách
Bên cạnh nguồn vốn Nhà nước còn có một số số nguồn khác nhằm phục vụ chi tiêu các vấn đề liên quan đến kinh tế, xã hội, an sinh đất nước, trong đó có vốn đầu tư công và vốn Nhà nước ngoài ngân sách.
Cụ thể khái niệm nguồn vốn đầu tư công được quy định tại Điểm 21 Điều 4 Luật Đầu tư công. Theo đó loại vốn này bao gồm nhiều loại khác nhau, cụ thể: vốn ngân sách Nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa được cân đối ngân sách và các khoản vốn khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP có thể nhận thấy vốn Nhà nước ngoài ngân sách Nhà nước là các nguồn vốn của Nhà nước nhưng không nằm trong dự toán ngân sách Nhà nước, ví dụ như: vốn tín dụng đầu tư phát triển, vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Các cơ quan có thẩm quyền quyết định sử dụng nguồn tiền này bao gồm Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Tại các văn bản pháp luật, nghị định hiện hành đều quy định ngân sách Nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản thu và chi do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Thời hạn thực hiện trong vòng 1 năm và mục đích nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Trên đây là tổng hợp những quy định về các văn bản pháp luật hiện hành để giải đáp cho câu hỏi vốn ngân sách Nhà nước là gì? Hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức về lĩnh vực này, từ đó hiểu rõ về các quy định về thu chi ngân sách Nhà nước nói chung.